Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah
    Tin Việt Nam
Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Thế là anh Văn cũng đã ra đi!
Bằng một trái tim và khối óc vô cùng Việt nam đã thôi thúc tôi viết bài xã luận nầy như một lời tri ân với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hay nói một cách gần gũi hơn trong từng chữ của từng câu nói tôi trân trọng biết ơn đối với anh Văn. Người đã góp công mang lại chiến thắng vinh quang cho dân tộc chúng ta. Cá nhân hơn nữa, anh Văn người đã trả thù cho bao nạn nhân bị thực dân sát hại, nhà tan cửa nát. Trong đó có cha tôi bị thực dân Pháp sát hại lúc tôi chỉ lên 6 tháng tuổi.

 


Đứng trên mọi khuynh hướng, ý thức hệ hoặc chủ thuyết vì nó quá mênh mông vời vợi nên đối với tôi không một chủ thuyết nào quan trọng hơn chủ thuyết dân tộc. Dân tộc là một, là tổng thể và trên hết, trước tiên. Trên quan điểm ấy, vô tư trong sáng của một con người gắn liền cùng tổ quốc và dân tộc, nên đã thôi thúc tôi phải viết và viết về anh Văn ở giai đoạn đánh đuổi Thực dân. Anh là một Tổng chỉ huy, một vị tướng mang máu thịt Việt Nam, sinh ra và lớn lên bên dòng sông Lệ Thủy, Quảng Bình. Ở tuổi thanh xuân, anh Văn đã gạt bỏ tất cả, tham gia kháng chiến chống lại những gót giày đinh của bọn thực dân lê bước trên từng millimet dày xéo quê hương ta.

 

Từ mặt trận song Lô, ngày 10 tháng 10 năm 1947 trên sông Hồng vào một buổi sáng tinh sương, đoàn tàu chiến 35 chiếc xuất phát từ Hà Nội đến Sơn Tây, trên trời máy bay bà già và đoàn quân tinh nhuệ bậc nhất của Pháp đã nhảy dù xuống Bắc Kạn. Với ý đồ chiến lược “đánh gọn thắng nhanh” của thực dân, binh đoàn Communal vây quanh địa danh Đài Thị nay thuộc tỉnh Tuyên Quang. Cùng lúc ấy anh Văn cũng lội ngược dòng sông Lô ghé lại Đoan Hùng. Tại đây, trên dòng sông Lô, dưới sự chỉ huy thần kỳ của anh Văn, mặt trận Bình Ca đã xóa sổ hơn 3,000 thực dân và Binh đoàn Communal một thời oanh liệt, liệt oanh nay đã bị sức đề kháng của chiến sĩ ta thiêu cháy, trong số nhiều của 35 tàu chiến đã chìm dần theo diòng nước cuốn sông Lô. Nhưng tham vọng bao vây Việt Bắc, tiêu diệt lực lượng Việt Minh coi như trở thành mộng tưởng của thực dân.

 

Cũng từ chiến thắng Sông Lô. Người nhạc sĩ đa tài Văn Cao đã hát cao:

 

“Sông mờ hoen máu thực dân

Ba ngàn quân Pháp vùi thân

Oai hùng thay Lô Giang!

Oai hùng thay Lô Giang!"

 

Từ đây ý đồ bao vây Việt Bắc, tiêu diệt lực lượng Việt Minh trở thành bi kịch của thực dân. Rồi chiến dịch Vĩnh Yên, dưới sức tấn công vũ bảo của Việt Minh, quân Pháp không thể chịu nổi áp lực nên phải triệt tiêu hoàn toàn khỏi các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên và Lào Cai.

 

Trên chiến trường Đông Dương, kể từ tháng 10 năm 1950, quân đội Việt Minh đã dành được thế chủ động và gây nên tổn thất hơn 6,000 binh lính Pháp. Cao Ủy Đông Dương Léon Pignon và Đại Tướng Marcel Carpentier bổ nhiệm tướng Jean de Lattre de Tassigny vào chiến trường Đông Dương. Ông ta từng chỉ huy đạo quân thứ Nhất của Pháp trong Đệ Nhị Thế Chiến, được đánh giá là một trong những tướng lãnh hàng đầu của quân đội Pháp.

 

Để chào mừng Tướng De Lattre sau chiến dịch Biên Giới, anh Văn đã quyết định táo bạo nhưng vô cùng trí tuệ, chấp nhận so tài cùng tướng giặc là De Lattre trên khắp các mặt trận miền Bắc, buộc giặc phải gấp rút tập trung quân Âu-Phi thành các lực lượng cơ động. Đồng thời thực dân Pháp thành lập cái gọi là Quân Đội Quốc Gia Việt Nam cho chính quyền Bảo Đại, mục đích hổ trợ quân đội viễn chinh. Song song với kế hoạch trên, De Lattre còn thành lập hơn 800 lô cốt, hàng chục cứ điểm với hơn 20 tiểu đoàn canh giữ chạy từ Hồng Gai, Đông Triều, Lục Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Sơn Tây, Hà Đông cho đến Ninh Bình.

Nhưng than ôi! Cho dù thực dân De Lattre xử dụng trăm mưu ngàn kế nhưng vẫn không thể chế ngự được người lính Việt Minh và bộ phận chủ lực của Tướng Giáp vẫn còn nguyên vẹn để sau đó chọc thủng phòng tuyến ở Mạo Khê và Đông Triều.

 

Cả 3 mặt trận lớn từ sông Lô, Vĩnh Yên, Biên Giới thực dân Pháp phải gánh chịu những thất bại ê chề. Bộ tư lệnh chiến trường miền Bắc do tướng Cogny chỉ huy cùng tướng Jeans Gilles đưa ra quyết định mở mặt trận chiến lược mới với tên gọi là Castro, tung quân nhảy dù chiếm đóng Điện Biên Phủ. Kế hoạch Điện Biên được các nhà quân sự Pháp đồng ý và sau cùng tướng Navarre , Tổng tư lệnh Đông Dương duyệt ký. Mục đích của chiến dịch Castro là “dụ” lực lượng Việt Minh để tiêu diệt. 

 

Thứ 2, tướng Jeans Gilles đã thành lập các cứ điểm “con nhím” trên vùng rừng núi Nghĩa Lộ và Sơn La nhằm ngăn chận lực lượng Việt Minh lan tràn khắp miền thượng lưu Bắc Việt. Một cứ điểm “con nhím” thứ 2 được đặt ở Na Sàn, một địa danh mà tướng Giáp đã cho nổ súng tiến đánh vào ngày 28 tháng 11 năm 1952. Sau hơn 7 ngày giao tranh dành giật từng tất đất, căn cứ Na Sàn chuyền tay nhau làm chủ. Sau cùng, vì tổn thất nên tướng Giáp quyết định thu quân. Rút tỉa từ kinh nghiệm thu quân của tướng Giáp, tướng Cogny và Gilles quan niệm rằng cứ điểm “con nhím” sẽ là căn cứ chiến lược để dụ địch và tiêu diệt các lực lượng chủ lực của Việt Minh khi vũ khí của họ còn thô sơ chưa có đủ khả năng để đối phó với hỏa lực kinh hồn của người Pháp. Ngoài ra, với tướng Gilles, một tên thực dân thích cảm giác mạnh, nghĩa là ông ta muốn sử dụng lòng chảo con nhím Điện Biên như một hậu phương lớn, sau đó cũng từ căn cứ nầy ông ta sẽ tung ra những cuộc hành quân lớn, nhử địch vào cạm bẫy, để rồi sau đó sẽ nghiền nát bằng quả thôi sơn của lực lượng Dù cùng phi-pháo.

 

Nhưng đó chỉ là ảo tưởng trong cuộc đời làm tướng của tên thực dân!   

 

Thứ 3, Cuộc hành quân Castro nhằm chiếm đóng sân bay và toàn bộ thung lũng Điện Biên Phủ, tổ chức thành căn cứ có Không Quân yểm trợ. Thung lũng Điện Biên sẽ là ổ khóa ngăn chận đường biên giới sang Lào, chặn đứng hoạt động của Việt Minh chung quanh lòng chảo. Đây còn là cứ điểm xuất phát và bàn đạp tiến công vào hậu cận của quân ta. 

 

Nhưng đó cũng chỉ là ảo tưởng của bọn thực dân và tay sai bù nhìn Bảo Đại.

 

Đúng ra sự đối đầu giữa “con hổ và con voi” khởi đầu từ ngày 20 tháng 11 năm 1953. Khi lực lượng Pháp bắt đầu nhảy dù xuống cánh đồng Mường Thanh, lập tức đã bị tướng Giáp cô lập và đón đánh. Tổng số trong những ngày đầu Pháp đã sử dụng 9 tiểu đoàn Dù nhảy xuống lòng chảo Điện Biên, trong đó có tiểu đoàn 8 là người Việt Nam do Leclerc chỉ huy và tiểu đoàn 6 do Langlair điều động (2 tiểu đoàn nầy là hiện thân của sư đoàn Dù thuộc Quân đội Việt Nam Cộng Hòa sau này). Và cũng tại đây Đại úy Phạm Văn Phú là sĩ quan cận vệ cho tướng De Lattre bị bắt làm tù binh, sau này là ông Phú trở thành Thiếu tướng Tư lệnh Quân đoàn II đã tự sát trong năm 1975. Đúng ra Điện Biên Phủ bị vây hãm trước ngày 13/3/1954, tổng cộng 170 ngày, nhưng thật sự tổng tấn công dứt điểm là 56 ngày và đêm. Khi những đơn vị đóng tại Hồng Cúm thuộc cánh quân phía Nam trốn chạy sang Lào, nhưng đã bị chặn đánh và tiêu diệt hoàn toàn.

 

Nhìn lại những trận thư hùng của một quân đội nhân dân vừa thành lập, vũ khí hãy còn thô sơ, đầu trần, chân đất, cơm gói mo cau và lá chuối, binh sĩ chưa được huấn luyện kỹ càng. Thế mà dưới sự điều động của Đại tướng Giáp, quân đội ấy đã đánh tan bọn thực dân, máu xương của toàn dân và chiến sĩ Việt Minh đã đổ xuống cho mãnh đất thân yêu chúng ta để có được như ngày hôm nay. Ấy thế, lại có những con người vì bản chất vong nô, tinh thần ngoại lai đã cho rằng từ những chiến công Tuyên Quang, Biên Giới, Sông Lô, Vĩnh Yên, Điện Biên v.v.. là do công lao của tướng Trung Quốc Trần Canh. Đó là những lý luận hiếp dâm lịch sử của những con người vô thức mang trong người dòng họ Henry.

 

Hôm nay, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không còn nữa, ông đã ra đi về cùng tổ phụ chúng ta. Người đồng chí cuối cùng của thế hệ Hồ Chí Minh. Nếu ngày xưa, khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc, ông đã thuyết phục và đánh bại Vương Thông, đem đại nghĩa thắng hung tàn. Ngày nay Võ Nguyên Giáp cũng đã đánh bại các danh tướng Pháp như: Léon Pigno, Marcel Capentier, De Lattre, dâng hiến cả đời mình cho dân tộc độc lập. Ngay cả những danh tướng cựu thù của Pháp và Mỹ như William Westmoreland và cựu Bộ Trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Mcnamara cũng đã tôn vinh.

 

Hôm nay, Anh Văn không còn nữa, trong cõi hư vô ấy, anh vẫn nghe được tiếng reo hò của dân tộc chúng ta hiện tại và tương lai. Một dân tộc đã hy sinh bao nhiêu thế hệ để có được ngày tháng vinh quang, hòa mình cùng thế giới, có cùng vị trí tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc. Trong tiếng hò reo năm xưa, chắc chắn anh sẽ nhớ lại âm thanh Tiến Quân Ca, hay sức chuyển động của tiếng pháo trên sườn đồi C1 và D1. Cầu mong anh linh Đại tướng hộ trì cho dân tộc chúng ta sẵn sàng và không khiếp sợ trước những manh tâm của bọn Đại Hán. 

 

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Campuchia có cần một chính khách như Sam Rainsy? (26-09-2013)
    Lòng tin chiến lược cho phát triển (26-09-2013)
    Damascus điểm chưa dừng của Bạch Cung (13-09-2013)
    Chuyến thăm lịch sử (27-07-2013)
    Tái Cấu Trúc Doanh Nghiệp (12-07-2013)
    Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc (02-06-2013)
    Bình Nhưỡng trước nguy cơ và đối lực của Hoa Kỳ (12-05-2013)
    Đục-trong mẹ hát cháy lòng! (17-04-2013)
    Ai nắn gân ai: Trung Quốc hay Nhật Bản? (11-04-2013)
    Liên Minh Phòng Thủ Á Châu (25-02-2013)
    Châu Á Trước Tác Động Của Bắc Kinh (25-01-2013)
    Chặn đường thứ hai của Tổng thống Obama (13-12-2012)
    Những ma sát trong đề cương kinh tế vĩ mô & tái cấu trúc hệ thống ngân hàng (12-11-2012)
    Văn Hóa Biểu Tình (12-10-2012)
    Điểm tương đồng và khác biệt giữa Barack Obama & Mitt Romney tại Á Châu (21-09-2012)
    Cân Bằng Lực Lượng Thái Bình Dương của Ngũ Giác Đài (11-08-2012)
    Lá thư Chủ Nhiệm (11-07-2012)
    Nổ Lực Tiến Đến Công Ước Liên Hiệp Quốc (14-06-2012)
    Tuổi trẻ hải ngoại trước trào lưu và thời đại. (11-05-2012)
    Vịnh Cam Ranh: Thử Thách Và Cơ Hội (15-04-2012)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152738548.